Tranh chấp đất đai

1. Khái niệm:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
2. Thẩm quyền giải quyết:
– Do Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định.
– Do Tòa án giải quyết nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định.
Hiện nay, đa phần tranh chấp đất đai do Tòa án giải quyết.
(Điều 203 Luật Đất đai 2013)
3. Thủ tục yêu cầu giải quyết:
Tranh chấp đất đai phải qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì đương sự có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (Chủ tịch UBND hoặc Tòa án) giải quyết (Điều 202 Luật Đất đai 2013).
Hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết: Đơn khởi kiện + Tài liệu, chứng cứ có liên quan.
4. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án:
Đối với vụ án thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (Điểu 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Tuy nhiên, thực tế, 1 vụ án tranh chấp đất đai thường kéo dài hơn 1 năm hoặc lâu hơn; nguyên nhân chính là do vụ việc tranh chấp đất đai thường liên quan đến nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau nên việc thu thập hồ sơ, tài liệu gặp nhiều khó khăn.
5. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai:
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất của các bên.
– Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính qua các thời kỳ.
– Quá trình quản lý, sử dụng đất của các bên.
– Các tài liệu, chứng cứ khác.
Thông thường, 1 vụ án tranh chấp đất đai thường có rất nhiều tài liệu, chứng cứ chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, mỗi bên đều có lý lẽ của riêng mình. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất thì đương sự nên có kiến thức và kỹ năng về pháp luật đất đai, biết thu thập, cung cấp và đánh giá tài liệu, chứng cứ, cần khả năng trình bày và tranh luận trong quá trình giải quyết vụ án …
=========
Luật sư Phú Yên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *